Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Vi phạm nồng độ cồn, tài xế vội “bỏ của chạy lấy người” vì sợ phạt kịch khung

(ĐS&PL) - Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra đo nồng độ cồn, một tài xế xe máy không chấp hành, liền bỏ xe tại chốt kiểm tra với lý do "giá trị xe máy bằng mức tiền phạt".

Tối 11/5, Tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) - Trật tự Công an quận Hà Đông, TP.Hà Nội, tiếp tục ra quân xử lý vi phạm nồng độ cồn với tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có ngày nghỉ" tạo cho người dân thói quen đã sử dụng rượu bia thì không lái xe.

Tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) - Trật tự Công an quận Hà Đông, TP.Hà Nội, tiếp tục ra quân xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) - Trật tự Công an quận Hà Đông, TP.Hà Nội, tiếp tục ra quân xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Tại khu vực cầu Đen, phường Phúc La, quận Hà Đông, trong hơn 2h làm việc liên tục, tổ công tác đã tiến hành kiểm tra hàng trăm tài xế điều khiển phương tiện cả ô tô lẫn xe máy. Một số tài xế được ghi nhận có sử dụng rượu, bia trước khi lái xe, thậm chí có tài xế vi phạm nồng độ cồn bỏ đi ngay sau khi được tổ công tác yêu cầu dừng xe để kiểm tra.

Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra hàng trăm tài xế điều khiển phương tiện cả ô tô lẫn xe máy.

Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra hàng trăm tài xế điều khiển phương tiện cả ô tô lẫn xe máy.

20h30, cảnh sát dừng xe máy do tài xế T (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) cầm lái. Nam tài xế được ghi nhận có nồng độ cồn ở mức 0,430 mg/L khí thở, cao vượt mức vi phạm cao nhất được quy định tại Nghị định 100/NĐ-CP.

Ông T phân trần: "Biết luật không được sử dụng rượu bia khi lái xe nhưng trưa cùng ngày do có việc nên đã uống chút”. Tổ công tác sau đó đã lập biên bản vi phạm hành chính với ông T, với mức vi phạm như vậy, tài xế này sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng, và tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.

Vi phạm nồng độ cồn, ông T. sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

Vi phạm nồng độ cồn, ông T. sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

Tiếp đến 20h40, tổ công tác tiếp tục phát hiện 1 người đàn ông điều khiển xe máy có biểu hiện bất thường nên dừng xe. Người đàn ông này sau khi bị lực lượng chức năng dừng xe đã bỏ phương tiện tại chốt kiểm tra rồi rời đi.

Sợ bị phạt mức kịch khung, nam tài xế liền bỏ lại xe máy tại chốt kiểm tra.

Sợ bị phạt mức kịch khung, nam tài xế liền bỏ lại xe máy tại chốt kiểm tra.

Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã ngăn lại, yêu cầu tài xế chấp hành kiểm tra đo nồng độ cồn. Tuy nhiên, người này vẫn không chấp hành với lý do đã uống rượu, giờ nếu bị phạt thì "mất nhiều tiền lắm".  Người đàn ông này cho hay, do đang ăn cơm, có người gọi nên phải đi có việc nên uống rượu rồi vẫn điều khiển xe. "Giờ mà bị phạt cũng phải 7-8 triệu, chiếc xe của tôi bán đi cũng bằng tiền xử phạt", tài xế này nói.

Trao đổi với PV ĐS&PL, Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hảo, Tổ trưởng Tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an quận Hà Đông cho biết, thời gian qua, sau khi lực lượng CSGT trên cả nước ra quân xử lý thực hiện nghiêm chủ trương về xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, việc nói “không” với rượu bia khi tham gia giao thông đã có hiệu quả rõ rệt.

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hảo, Tổ trưởng Tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an quận Hà Đông.

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hảo, Tổ trưởng Tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an quận Hà Đông.

Tỉ lệ tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn giảm đến 80%, tài xế xe ô tô giảm đến khoảng hơn 90%.  Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, vẫn có tài xế vi phạm nồng độ cồn, thậm chí có thái độ chống đối, không hợp tác với tổ công tác.

Cũng theo Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hảo, đối với trường hợp người dân không chấp hành đo nồng độ cồn, lực lượng chức năng sẽ ghi hình lại toàn bộ quá trình làm việc. Sau đó, phương tiện sẽ được niêm phong đưa về trụ sở để ra quyết định xử phạt tài xế với hành vi không chấp hành đo nồng độ cồn, rồi gửi giấy mời tài xế đến trụ sở để làm việc. Mức phạt với hành vi này sẽ tương đương với mức cao nhất về vi phạm nồng độ cồn tại Nghị định 100/NĐ-CP. Theo đó, tài xế xe máy sẽ phạt tiền từ 6-8 triệu đồng; tài xế ô tô sẽ phạt từ 30-40 triệu đồng, tước GPLX 22-24 tháng.

Tài xế phân trần sau khi bỏ xe tại chốt kiểm tra nồng độ cồn.

“Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tuần tra, kiểm soát hằng ngày, hằng giờ, tập trung theo chuyên đề kiểm tra, xử lý lái xe sau khi uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đồng thời, lực lượng sẽ chú trọng thời điểm vào các buổi tối, ngày nghỉ, lễ…. Khi kiểm tra, nếu phát hiện người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá quy định thì kiên quyết đình chỉ phương tiện không cho lưu hành, lập biên bản vi phạm, tạm giữ phương tiện và xử phạt”, Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hảo cho biết thêm.

Với sự nỗ lực, quyết liệt và xử lý nghiêm với các trường hợp vi phạm nồng độ cồn của Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an quận Hà Đông cùng phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “không có ngày nghỉ”, đã từng bước góp phần hình thành được nếp sống “đã uống rượu, bia thì không lái xe”, tạo nên thói quen, văn hóa tham gia giao thông an toàn, lành mạnh và thượng tôn pháp luật.

Khánh Ngân