Vợ tôi đang mang thai tháng thứ 7, bụng bầu to lùm lùm, đi đứng chậm chạp, mệt nhọc. Vậy mà cô ấy vẫn cố gắng tự mình lo cơm nước, giặt giũ, chẳng để tôi phải đụng tay. Thương vợ, mỗi đầu tháng nhận lương, tôi đều đưa cô ấy 10 triệu lo chi tiêu trong nhà, phần còn lại giữ lại để trả nợ và tiết kiệm đón con. Mức lương của tôi không cao, nhưng hai vợ chồng trẻ sống tằn tiện thì vẫn đủ sống.
Vậy mà tháng nào cũng vậy, cứ đến cuối tháng, vợ lại nhắn: “Anh ơi, cho em xin thêm ít tiền mua đồ ăn…”
Ban đầu tôi nghĩ chắc do bầu bí nên ăn uống nhiều hơn, hoặc chi phí khám thai, vitamin, sữa bầu tăng lên. Nhưng rồi tôi bắt đầu thấy lạ: vợ tôi vốn tiết kiệm, chẳng ăn hàng, thường tự nấu nướng. Hỏi thì cô ấy chỉ cười trừ: “Toàn chuyện lặt vặt thôi anh, tiền trôi lúc nào em cũng chẳng nhớ nữa.”
Ảnh minh họa.
Tôi đi làm cả ngày, ít có thời gian để để ý. Nhưng sự nghi ngờ trong tôi ngày một lớn. Cho đến hôm đó, một buổi chiều mưa lớn, tôi về sớm hơn thường lệ. Vừa rẽ vào ngõ, tôi thấy vợ mình đang đứng trước cửa nhà bác Hòa, người đàn ông hàng xóm ngoài 60 tuổi, sống một mình, tay cầm một túi nilon khá to.
Cảnh tượng ấy khiến tim tôi đập loạn. Tôi tắt máy xe, lặng lẽ quan sát. Vợ tôi đưa túi đồ cho bác Hòa, nói gì đó rồi quay đi, vẻ mặt mệt mỏi, lo lắng. Tôi bước ra, chặn lại: “Em vừa làm gì trong đó?”
Cô ấy tái mặt, ấp úng: “À… em chỉ đưa ít đồ…”
Tôi gằn giọng: “Đồ gì? Tại sao phải đưa?”
Cô ấy cúi đầu im lặng. Cơn giận trong tôi bốc lên, cùng với nỗi lo lắng, bất an. Bầu bí, ở nhà một mình, lại thân thiết với người đàn ông hàng xóm… Tôi không dám nghĩ tiếp.
Tối hôm đó, sau bữa cơm, tôi kéo ghế ngồi đối diện vợ: “Anh muốn nghe sự thật. Tiền mỗi tháng anh đưa, em làm gì? Và chuyện chiều nay là sao?”
Vợ tôi lặng người một lúc, mắt đỏ hoe, rồi thở dài: “Em xin lỗi vì đã giấu anh… Nhưng không phải như anh nghĩ.”
Cô ấy kể, bác Hòa bị bệnh thận, hoàn cảnh khó khăn, con cái ở xa. Một lần bác ngất xỉu ngoài ngõ, vợ tôi là người đỡ bác vào nhà. Từ đó, cô ấy âm thầm dành một phần tiền đi chợ mua thêm sữa, cháo, thuốc bổ mang sang cho bác.
“Em chỉ nghĩ… nếu mình giúp được ai đó thì giúp. Bác ấy già rồi, lại cô đơn. Em thương bác như thương bố mẹ mình thôi…” – Vợ nghẹn ngào.
Tôi chết lặng. Mọi nghi ngờ, ghen tuông phút chốc tan biến. Thay vào đó là nỗi ân hận. Nhìn bụng vợ căng tròn, tôi thấy nghẹn nơi cổ, nghĩ đến cảnh cô ấy bầu bí mệt mỏi mà vẫn âm thầm giúp người.
Tôi hỏi: “Sao em không nói với anh?”
Cô ấy chỉ lắc đầu: “Em sợ anh nghĩ em lo chuyện bao đồng…”
Sáng hôm sau, tôi chủ động cùng vợ sang thăm bác Hòa, mang theo ít hoa quả. Bác ngạc nhiên, xúc động cảm ơn, còn trách vợ tôi “giấu chồng làm anh hiểu lầm”. Từ đó, tôi chủ động hỏi han bác, góp thêm ít tiền phụ vợ lo cho bác. Vợ cũng vui hơn vì không còn phải lén lút.
Tháng sau, khi vợ đi siêu âm, tôi xin nghỉ làm để đi cùng. Nhìn màn hình siêu âm, nghe tiếng tim thai con đập rộn ràng, tôi nắm tay vợ, nói khẽ: “Cảm ơn em, cảm ơn con… và cảm ơn em đã dạy anh biết yêu thương đúng cách.”
Có lẽ, chính sự nhân hậu và tấm lòng nơi vợ khiến tôi thêm nể phục. Người phụ nữ mang thai tưởng như yếu đuối, hóa ra lại mạnh mẽ đến lạ , âm thầm làm điều tử tế, khiến tôi phải cúi đầu học theo.