Tổng ngân sách chi cho cải cách tiền lương khoảng 132 nghìn tỷ đồng
Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về việc thực hiện chính sách tiền lương từ 1/7/2024.
Theo dự kiến, tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để tiến hành cải cách tiền lương vào khoảng 132 nghìn tỷ đồng; nguồn tích lũy của ngân sách địa phương vào khoảng trên 430 nghìn tỷ đồng.
Ngân sách đã "rót" vào 562 nghìn tỷ đồng để đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết 27/2018 của Trung ương khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và NLĐ trong các doanh nghiệp.
Theo như tính toán của Chính phủ, để có thể thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2025 là hơn 499 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, chi cho việc cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng.
Mức lương trung bình của công chức, viên chức tăng 30%
Một trong những điểm nổi bật nhất trong chính sách cải cách tiền lương lần này là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng với mức thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.
Hiện nay lương khu vực doanh nghiệp được chia làm 4 vùng. Cụ thể như sau:
Vùng | Chi tiết |
Vùng I | Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng |
Vùng II | Vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng |
Vùng III | Vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng |
Vùng IV | Vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng |
Mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng. |
Theo như dự kiến vào cuối năm 2024, Bộ LĐTB&XH sẽ trình Chính phủ phương án tăng lương hưu tối thiểu vùng.
Trong những phiên thảo luận tại Quốc hội, nhiều đại biểu đã đề nghị tăng lương tối thiểu vùng đồng thời với lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
Do đó, nếu lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao hơn so với mức 3,9 triệu đồng hiện nay.
Chính sách tiền lương mới cũng sẽ mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.
Theo đó:
- Mức lương trung bình của công chức, viên chức sẽ có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Công chức, viên chức có trình độ đại học hiện nay có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Do đó, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức cũng dự kiến sẽ vượt xa con số 18 triệu đồng như thời điểm hiện tại.
Ngoài mức lương cơ bản, chế độ tiền lương mới cũng sẽ sắp xếp lại các loại phụ cấp, chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương và 10% tiền thưởng.
Tựu chung lại, nếu tính gộp cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì mức lương trung bình của công chức, viên chức sau khi tiến hành cải cách tiền lương sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của NLĐ làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng
Tăng lương thêm 7% từ năm 2025
Từ năm 2025, Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương, tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm.
Nghĩa là sau khi tiến hành cải cách tiền lương, có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với mức lương hiện hành, thì hàng năm công chức và viên chức vẫn được tăng thêm 7%.
Việc tăng lương thêm 7% để bù trượt giá, đồng thời cải thiện theo mức tăng trưởng GDP, thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 khu vực doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, để có được nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương bền vững, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm, nhiệm vụ hàng đầu vẫn là tập trung vào việc tạo ra nguồn lực tài chính bền vững.
Xem thêm tin tức pháp luật mới nhất TẠI ĐÂY