Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ về phương án điều chỉnh lương hưu khi cải cách tiền lương 

Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, Bộ đã tiến hành xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu và chia làm 3 nhóm đối tượng. 

Bộ LĐTB&XH xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, chia làm 3 nhóm đối tượng

Trong phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào chiều 15/3, việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được đưa ra để lấy ý kiến. 

Trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Đào Ngọc Dung đã có chia sẻ về phương án điều chỉnh lương hưu khi tiến hành cải cách tiền lương. 

bo-truong-dao-ngoc-dung-noi-ve-van-de-cai-cai-cach-tien-luong-1710819360.jpg

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cụ thể, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết ngành hiện được giao nghiên cứu, xử lý 4 vấn đề đi kèm với việc cải cách chính sách tiền lương. 

Về vấn đề cải cách tiền lương khu vực nhà nước, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh chủ trương cần thực hiện triệt để 5 nội dung, bắt đầu áp dụng từ 1/1/2025. 

Về chính sách người có công, người đứng đầu Bộ LĐTB&XH thông tin sẽ thực hiện đúng phương châm thể hiện trong Pháp lệnh người có công là "người có công được hưởng trợ cấp cao hơn bình thường".

"Theo tinh thần đó, mức trợ cấp của người có công sẽ cao hơn 1 bậc so với mức cải cách tiền lương", Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung chia sẻ.

Đối với nhóm đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH nêu dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo hướng có mức tăng tương đồng với mức tăng lương bình quân của công chức, với lộ trình gồm hai mốc thời điểm là 1/7/2024 và 1/7/2025.

bo-truong-dao-ngoc-dung-noi-ve-van-de-cai-cai-cach-tien-luong3-1710819360.jpg
Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào chiều 15/3.

Liên quan đến vấn đề tăng lương hưu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo, sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, Bộ LĐTB&XH đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng. 

- Nhóm 1 - Những người nghỉ hưu thông thường: Đối với nhóm này, mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024. 

Cổng thông tin điện tử Chính phủ dẫn lời Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết

Quan điểm của chúng tôi, việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương

- Nhóm 2 - Người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024, nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương. 

Ngoài việc áp dụng chính sách BHXH, những người hưởng lương theo ngân sách khi về hưu sẽ được đảm bảo đầy đủ chế độ như người nghỉ hưu bình thường. 

- Nhóm 3 - Người nghỉ hưu trước năm 1995, Bộ trưởng cho biết sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy mức lương hưu lên cao hơn nữa. 

"Với nhóm này, chúng tôi sẽ đề nghị Bộ Chính trị, các cơ quan có thẩm quyền cho áp dụng những chính sách đặc biệt", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ, theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ dẫn lại.

  Xem thêm: Cơ quan thẩm tra đề xuất cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Không có căn cứ điều chỉnh lương hưu khi bỏ lương cơ sở

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương, bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho rằng sẽ không còn căn cứ khi điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Việc bỏ lương cơ sở theo bà Nguyễn Thúy Anh sẽ không còn căn cứ tính mức hưởng một số chế độ BHXH cũng như các chế độ khác. 

Cùng với đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của các nhóm đối tượng ở khu vực công sẽ tăng lên so với hiện hành, điều này làm tăng phần chi ngân sách nhà nước để đóng BHXH cho nhóm đối tượng này. 

bo-truong-dao-ngoc-dung-noi-ve-van-de-cai-cai-cach-tien-luong2-1710819360.jpg
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của các nhóm đối tượng ở khu vực công sẽ tăng lên so với hiện hành nếu tăng lương cơ sở.

Ngoài ra, Thường trực Ủy ban Xã hội cũng lo ngại việc tăng lương sẽ dẫn đến chênh lệch lớn giữa người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024, theo Dân Trí. 

Hiện tại, cơ quan chỉnh lý luật cho rằng nên thực hiện các quy định có liên quan đến lương cơ sở theo hướng, khi luật có hiệu lực, mức hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH không thấp hơn mức hưởng gần nhất. Việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp (nếu có) thực hiện theo quyết định của Chính phủ. 

Ủy ban đề xuất bổ sung điều khoản chuyển tiếp "Chính phủ quy định mức tiền trợ cấp không thấp hơn mức hiện hưởng gần nhất" trước khi luật BHXH sửa đổi có hiệu lực.

 * Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Dân Trí, Kinh tế & Đô thị

Hồng Hạnh (t/h)

Hồng Hạnh (t/h)