Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Lương hưu là gì? Bao nhiêu tuổi thì được nhận lương hưu?

Lương hưu hay hưu trí được xem là một trong những chế độ dành cho người lao động lớn tuổi. Những quy định về lương hưu sẽ liên quan đến việc đảm bảo tài chính cho người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu. 

1. Lương hưu là gì?

Lương hưu hay chế độ hưu trí là khoản phí được chi trả cho người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật. 

Chế độ hưu trí sẽ giúp đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi về già, có được khoản chi phí cần thiết để chi trả cho nhu cầu sống cơ bản, chăm sóc sức khỏe của bản thân. 

luong-huu-la-gi-cach-tinh-luong-huu2-1710842409.jpg

Lương hưu hay chế độ hưu trí là khoản phí được chi trả cho người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật. 

Người dân sẽ được hưởng lương hưu nếu như tham gia đóng BHXH trước đó. 

2. Bao nhiêu tuổi được nhận lương hưu?

Quy định về tuổi nghỉ hưu của NLĐ tại Bộ luật Lao động

Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động cụ thể như sau: 

(1) Người lao động đảm bảo điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu. 

(2) Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ. 

Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: 

- Đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam 

- Đủ 55 tuổi 3 tháng đối với lao động nữ

Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. 

(3) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại mục (2) ở thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

(4) Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại mục (2) ở thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

3. Chi tiết độ tuổi nghỉ hưu của người lao động từ năm 2024

(i) Tuổi nghỉ hưu ở điều kiện lao động bình thường từ năm 2024

luong-huu-la-gi-cach-tinh-luong-huu-1710842409.jpg
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 60 tuổi đối với lao động nữ và 62 tuổi đối với lao động nam. 

Chi tiết tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường từ năm 2024 cụ thể theo từng năm như sau: 

Lao động nam Lao động nữ
Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu
2024 61 tuổi 2024 56 tuổi 4 tháng
2025 61 tuổi 3 tháng 2025 56 tuổi 8 tháng
2026 61 tuổi 6 tháng 2026 57 tuổi
2027 61 tuổi 9 tháng 2027 57 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi 62 tuổi 2028 57 tuổi 8 tháng
    2029 58 tuổi
    2030 58 tuổi 4 tháng
    2031 58 tuổi 8 tháng
    2032 59 tuổi
    2033 59 tuổi 4 tháng
    2034 58 tuổi 8 tháng
    Từ năm 20234 trở đi 60 tuổi

Người lao động khi đáp ứng điều kiện tuổi hưởng lương hưu sẽ được hưởng chế độ lương hưu, đi kèm cùng điều kiện đã đóng bảo hiểm đủ 20 năm. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt sẽ được xét duyệt để hưởng lương hưu, người dân có thể tham khảo các trường hợp này tại Bộ luật Lao động 2019.

   Xem thêm: Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản mà người dân cần biết 

4. Cách tính lương hưu mới nhất 

Lương hưu hiện nay được tính như sau: 

Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hàng tháng đối với người đóng BHXH bắt buộc được tính theo công thức: 

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như sau

- Đối với nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.

- Đối với nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. 

(2) Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương được tính chi tiết và cụ thể như sau: 

Thời gian đóng BHXH Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trước ngày 1/1/1995 = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 60 tháng
Từ 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 72 tháng
Từ 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 96 tháng
Từ 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 120 tháng
Từ 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 180 tháng
Từ 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 240 tháng
Từ 01/01/2025 trở đi = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của của toàn bộ thời gian đóng / Tổng số tháng đóng BHXH

5. Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Căn cứ vào Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động cần đảm bảo điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu. 

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 60 tuổi đối với lao động nữ và 62 tuổi đối với lao động nam

Về điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, người lao động tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

luong-huu-la-gi-cach-tinh-luong-huu5-1710842408.jpg
Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo lao động và có đủ 20 năm đóng BHXH sẽ được hưởng lương hưu.

Về mức đóng BHXH tự nguyện: Tại Điều 10, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, mức đóng BHXH hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. 

Theo đó, mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. 

6. Phương thức đóng BHXH

Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định người tham gia BHXH được lựa chọn linh hoạt các phương thức đóng sau đây: 

+ Đóng hàng tháng

+ Đóng 3 tháng 1 lần

+ Đóng 6 tháng 1 lần

+ Đóng 12 tháng 1 lần

+ Đóng 1 lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần. 

+ Đóng 1 lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định, nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để được hưởng lương hưu. 

  Xem thêm chính sách pháp luật mới nhất TẠI ĐÂY