Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Cục An toàn thông tin cảnh báo người dân về 5 chiêu lừa đảo trực tuyến mới

Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã chỉ ra 5 chiêu lừa đảo trực tuyến mới nhất mà người dân cần cảnh giác. 

Ngày 17/3, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ ra 5 hình thức lừa đảo trực tuyến mới nhất trong thời gian vừa qua mà người dân cần đặc biệt cảnh giác, tránh bị kẻ gian lợi dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

1. Lừa đảo cấp dịch vụ visa giá rẻ

Xuất hiện nhiều đối tượng lập website, tài khoản Facebook giả mạo các công ty xuất khẩu lao động uy tín. Những đối tượng này gây dựng lòng tin bằng cách đăng tải hình ảnh đưa tiễn người lao động ở sân bay, đưa ra nhiều chương trình ưu đãi với chi phí làm visa chỉ bằng một nửa so với công ty chính ngạch. 

5-chieu-lua-dao-moi-nguoi-dan-can-de-phong-1710750625.jpg

Cục An toàn thông tin khuyên người lao động nếu có nhu cầu làm visa và cần tra cứu danh sách doanh nghiệp cấp phép thì vào trang dolab.gov.vn của Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH).

Phía Cục An toàn thông tin khuyên người lao động nếu có nhu cầu làm visa và cần tra cứu danh sách doanh nghiệp cấp phép thì vào trang dolab.gov.vn của Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH). 

Người dân không cung cấp số CCCD/CMND, mã OTP cho bất cứ ai hoặc trên bất kỳ website lạ nào. Nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo hoặc đã bị lừa, người dân cần nhanh chóng tố giác với cơ quan có thẩm quyền nhằm hạn chế tối đa những rủi ro hoặc thiệt hại.

2. Nhận hỗ trợ làm thủ tục cấp, đổi giấy phép lái xe online để lừa đảo

Người dân hiện nay có thể dễ dàng tìm kiếm dịch vụ làm thay thủ tục cấp, đổi giấy phép lái xe với mức chi phí từ 400.000 đến 600.000 đồng tùy theo từng nhu cầu. 

Không ít người đã "nhẹ dạ cả tin" và trở thành nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo cung cấp dịch vụ cấp, đổi giấy phép lái xe online.

Cục An toàn thông tin đưa ra khuyến nghị người dân khi có nhu cầu xin cấp mới, đổi bằng lái xe nên tự thực hiện thủ tục theo hướng dẫn trực tiếp tại Sở Giao thông Vận tải hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia. 

Người dân cũng không nên chia sẻ thông tin cá nhân, không nên giao dịch chuyển tiền khi chưa xác minh danh tính của các đối tượng lạ. Nếu không may bị lừa, cần khẩn trương trình báo và tìm sự hỗ trợ từ phía cơ quan Công an. 

3. Mạo danh công an, lừa kê khai thông tin tài sản

Thời gian gần đây, CA Hà Nội liên tục đưa ra cảnh báo về thủ đoạn giả danh cơ quan công an nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. 

Theo đó, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân không nên nghe và làm theo các yêu cầu hướng dẫn của người lạ cũng như không cung cấp các thông tin cá nhân nhằm tránh bị đánh cắp thông tin. 

   Xem thêm: Thực hư chuyện phải trả 8,8 tỷ đồng do nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu trong 11 năm?

4. Giả mạo website, fanpage của Cục An ninh mạng 

Không gian mạng thời gian gần đây liên tục xuất hiện các trang có tên Cục An ninh mạng hoặc Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. 

Những trang này đưa ra thông tin khuyến cáo về các thủ đoạn lửa đảo trực tuyến cũng như các biện pháp phòng tránh. Thậm chí còn đưa ra các dịch vụ pháp lý hỗ trợ công dân như tư vấn lấy lại tiền lừa đảo, hỗ trợ xử lý các vụ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Các đối tượng về bản chất đều muốn lợi dụng tâm lý muốn lấy lại tiền của các nạn nhân để khiến họ bị lừa và tiếp tục hành vi chiếm đoạt tài sản tiếp. 

Cục An toàn thông tin cho biết, người dân có thể kiểm tra các trang thông tin chính thống của cơ quan Công an tại phần "liên kết website" trên Cổng thông tin điện tử có địa chỉ như: mps.gov.vn, bocongan.gov.vn của Bộ Công an.

5. Lừa đảo xuất khẩu lao động 

5-chieu-lua-dao-moi-nguoi-dan-can-de-phong2-1710750767.jpg
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần xác minh và tìm hiểu thông tin thật kỹ qua website chính thức của các cơ quan quản lý, tránh bị rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo. 

Không ít người dân đã nộp tiền để được đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc theo chương trình lao động thời vụ E-8 sau khi đọc được quảng cáo trên MXH của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch L&R ở Quảng Ninh

Trên thực tế, E-8 là hoạt động hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Hàn Quốc, do cơ quan chức năng của địa phương tổ chức và triển khai, không có sự tham gia của doanh nghiệp. 

Do đó, việc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch L&R ở Quảng Ninh tiến hành các hoạt động tư vấn quảng cáo, thu hồ sơ hay đưa người lao động đi nước ngoài đều là vi phạm quy định. 

Phía Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần xác minh và tìm hiểu thông tin thật kỹ qua website chính thức của các cơ quan quản lý, tránh bị rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo. 

  * Theo Lao Động, Sức khỏe và Đời sống

Hồng Hạnh (t/h)