Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Chi tiết 2 ngành được tăng lương nhiều nhất sau khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024

Cải cách tiền lương được xem là một trong những chính sách quan trọng và được mong chờ nhất trong năm 2024. Vậy ngành nào được tăng lương nhiều nhất sau 1/7?

Đối với nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trong khu vực nhà nước, có 2 ngành được tăng lương nhiều nhất từ 1/7/2024, cụ thể: 

Tăng khoảng 30% mức tiền lương bình quân chung

Chính sách cải cách tiền lương sẽ được tiến hành song song với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện ngành giáo dục, đào tạo, y tế. 

Trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ dẫn lại chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, mức lương viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức, viên chức khác. 

Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ GDĐT và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ đảm bảo mức tiền lương, gồm cả phụ cấp của giáo viên, bác sĩ được tăng lên, ứng với yêu cầu vị trí việc làm sau khi cải cách tiền lương. 

Mức tiền lương tăng lên vừa cần đảm bảo mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức và vừa thể hiện được ưu đãi đối với các ngành này. 

cai-cach-tien-luong-1712108868.JPG

Theo dự kiến, mức tiền lương bình quân chung của các cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30%.

Theo như phương án cải cách tiền lương, dự kiến mức tiền lương bình quân chung của các cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7 sẽ được tăng khoảng 30% (gồm cả lương cơ bản và phụ cấp).

Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm, bình quân 7%/năm. 

   Xem thêm: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thông tin mới nhất về việc cải cách tiền lương 

Cải cách tiền lương cho cán bộ công chức cụ thể ra sao?

Dựa trên Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương chỉ rõ nội dung của kế hoạch cải cách tiền lương đối với nhóm đối tượng là cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang. 

Theo đó, cơ cấu tiền lương mới sẽ gồm: Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) cùng các khoản phụ cấp khác (30% tổng quỹ lương). 

- Ngành xây dựng sẽ ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, chuyển xếp lương cũ sang lương mới và đảm bảo không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. 

cai-cach-tien-luong2-1712108868.JPG
Ngành giáo dục là một trong những ngành được tăng lương nhiều nhất sau khi cải cách tiền lương.

- Mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay sẽ bãi bỏ và thay vào là mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. 

- Đối với đối tượng người làm công việc thừa hành, phục vụ (trình độ đào tạo dưới trung cấp): Sẽ thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động, không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này. 

cai-cach-tien-luong3-1712108868.JPG
Y tế cũng là một trong những ngành được tăng lương nhiều nhất sau khi cải cách tiền lương.

- Mức tiền lương thấp nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức trong khu vực công không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp. 

Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với các cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sao cho phù hợp với quy định của bảng lương mới.  Các khoản phụ cấp trong thời gian tới sẽ chiếm 30% tổng quỹ lương.