Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Mức lương cơ bản của NLĐ theo ngành nghề hiện nay là bao nhiêu?

Mức lương cơ bản đối với khối Doanh nghiệp và khối Nhà nước sẽ có nhiều khác biệt. Lương cơ bản của NLĐ theo ngành nghề hiện nay bao nhiêu là câu hỏi của nhiều người.

Lương cơ bản là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được, do đó, mức lương cơ bản đối với khối Doanh nghiệp và khối Nhà nước sẽ có sự khác biệt rất lớn. 

Lương cơ bản hiện nay sẽ được chia làm 2 nhóm gồm: 

Lương cơ bản cho NLĐ làm việc theo HĐLĐ cho các doanh nghiệp, cá nhân

Lương cơ bản của NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp được xác định theo thỏa thuận của NLĐ và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ. 

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống và làm việc. 

muc-luong-co-ban-theo-nganh-nghe-hien-nay-la-bao-nhieu2-1711447649.JPG

Lương cơ bản là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được, do đó, mức lương cơ bản đối với khối Doanh nghiệp và khối Nhà nước sẽ có sự khác biệt rất lớn. 

Lương cơ bản là lương trong HĐLĐ và do các bên thỏa thuận với nhau, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng. 

Căn cứ Điều 3, Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng hiện nay cụ thể như sau: 

Vùng Mức lương tối thiểu

I

Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.
II Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.
III Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.
IV Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.

Lương cơ bản dành cho cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

Mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức: 

Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương

Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).

Lương cơ bản của NLĐ có được dùng để đóng BHXH không? 

muc-luong-co-ban-theo-nganh-nghe-hien-nay-la-bao-nhieu-1711447649.JPG
Lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ. Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng BHXH. 

Chính sách pháp luật mới nhất: Điều 89 Luật BHXH 2014 quy định rõ:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

Như vậy, tiền lương đóng BHXH đối với các cán bộ, công chức sẽ là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). 

   Xem thêm: Lương cơ sở là gì? Mức lương cơ sở được áp dụng cho những đối tượng nào?

Mức tiền lương đóng BHXH của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho cá nhân, doanh nghiệp sẽ là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. 

Do đó, lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ. Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng BHXH. 

Yếu tố nào ảnh hưởng đến mức lương cơ bản? 

1. Pháp luật

Quy định về tiền lương trong Luật Lao động, xác định các khoản tiền lương, phụ cấp, thưởng cũng như các khoản tiền chi trả khác có liên quan đến tiền lương. 

2. Thị trường lao động

Cung cầu lao động, mức lương cho từng vị trí ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. 

3. Tính chất công việc

Mức lương cơ bản chịu ảnh hưởng của tính chất công việc như: Mức độ độc hại, nguy hiểm, trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, khối lượng công việc, trách nhiệm...

4. Tình hình tài chính của công ty

Doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ có khả năng chi trả mức lương cao cho người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn, mức lương có thể thấp hơn so với mức chung. 

5. Năng lực của NLĐ

Mức lương cơ bản cũng phụ thuộc vào trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và năng lực cá nhân cũng như hiệu suất công việc.