Theo như quy định tại luật Căn cước, đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng sẽ bắt đầu cấp thẻ căn cước, mẫu thẻ CCCD gắn chip đang sử dụng sẽ dừng sản xuất.
Vậy những trường hợp nào buộc phải đổi sang thẻ căn cước?
1. Khi công dân đến độ tuổi phải làm làm thẻ căn cước là 14 tuổi.
2. Khi bị thẻ CCCD gắn chip hết hạn (thời gian in trên mặt trước, góc dưới cùng bên trái của thẻ).
3. Những công dân có thay đổi về nhân thân, thong tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp lại đơn vị hành chính.
Cơ quan chức năng sẽ cấp lại thẻ căn cước khi công dân có yêu cầu trong một số trường hợp sau:
1. Công dân đã có thẻ CCCD gắn chip nhưng muốn đổi sang thẻ căn cước mới.
Xem thêm các bài viết về Chính sách pháp luật khác: Thêm chế độ quyền lợi mới cho người tham gia đóng BHXH tự nguyện
Căn cước mới có những thay đổi gì so với CCCD cũ?
Trong dự thảo tại thông tư, quy định về mẫu thẻ căn cước mới, Bộ Công an đề xuất 6 thay đổi về các trường hợp thông tin trên bề mặt trước và sau của thẻ căn cước công dân gắn chip.
Theo đó, tên gọi của thẻ là "Căn cước" thay cho "Căn cước công dân" đang sử dụng.
Mục "Quê quán" đổi thành "Nơi đăng ký khai sinh", "Nơi thường trú" đổi thành "Nơi cư trú". Hai thông tin này cùng mã QR Code được đề xuất chuyển sang mặt sau của thẻ.
Dự thảo cũng đề xuất đổi chữ ký của cơ quan cấp từ "Cục trưởng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, xã hội" thành "Bộ Công an".
Về đặc điểm nhận dạng, 2 vân tay của ngón trỏ cái và phải cũng được đề xuất bỏ. Những thông tin khác như dòng MRZ, chip điện tử ở mặt sau và màu sắc, kích thước, chất liệu khác của thẻ sẽ giữ nguyên.
Dự thảo cũng đề xuất cấp 2 loại thẻ gồm: Cho công dân từ 0-6 tuổi và thẻ cho người 6 tuổi trở lên.
Hai thẻ căn cước này có nội dung hình thức, thông tin và màu sắc như nhau nhưng thẻ cho người từ 0-6 tuổi sẽ không in ảnh công dân.